^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Kháng bác 8: Thánh Robertô Bellarminô nói rằng không ai có thể phế truất Giáo hoàng, nhưng ta có thể chống lại ông ta hợp lệ. Người theo Thuyết Trống Toà phán xét, trừng phạt và truất phế đức giáo hoàng….
Thánh Robertô Bellarminô, De Romano Pontifice, Quyển II, Chương 29: “Cũng giống như việc chống lại một Giáo Hoàng tấn công thân thể là hợp lệ, thì việc chống lại kẻ tấn công linh hồn hoặc phá hủy trật tự dân sự, hay trên hết là cố gắng hủy diệt Giáo Hội cũng vậy. Tôi nói rằng việc chống lại ông ta bằng cách không làm những gì ông ta ra lệnh là có nghĩa vụ và bằng cách cản trở việc thực hiện ý muốn của ông ta là hợp lệ. Tuy nhiên, không hợp lệ là việc phán xét, trừng phạt, hay truất phế ông ta.”
Trả lời: Nhiều người tin rằng Biển Đức XVI là Giáo hoàng, nhưng bác bỏ các hành động chính thức của “Giáo Hội” ông, chẳng hạn như Vaticanô II, cố gắng biện minh cho quan điểm sai lầm của họ bằng đoạn này từ Thánh Robertô Bellarminô. Trên thực tế, đoạn văn này là một trong những mẩu bằng chứng được sử dụng phổ biến nhất mà mọi người cố gắng ném vào lập trường thuyết trống toà. Thật không may, đoạn văn đã hoàn toàn bị áp dụng sai và bị bóp méo.
Đầu tiên, trong chương ngay sau trích dẫn trên từ Thánh Bellarmine, ông dạy điều này:
“Một Giáo Hoàng khi trở thành lạc giáo đồ công khai tức khắc (per se) ngưng là Giáo Hoàng và thủ lĩnh, cũng như hắn tức khắc ngưng là Kitô hữu và là thành viên Hội Thánh. Vì cớ đó, hắn ta có thể bị phán xét và trừng phạt bởi Giáo Hội. Đây là giáo huấn của tất cả các Giáo Phụ thời xưa đã dạy rằng lạc giáo đồ công khai tức khắc mất mọi tước vị.”[1]
Chờ một chút. Trong chương 29 (trích dẫn trong kháng bác 2), Thánh Robert nói rằng bạn không thể “phán xét, trừng phạt hay truất phế” đức giáo hoàng. Trong chương 30, ông nói rằng một kẻ lạc giáo công khai không còn là Giáo Hoàng (tức là ông ta bị phế truất) và ông có thể bị Giáo Hội “phán xét và trừng phạt.”
Câu hỏi của tôi với người kháng nghị là: Thánh Robertô Bellarminô có phải là một thằng ngốc không?
Thánh Robertô Bellarminô, De Romano Pontifice, chương 29
Ta không thể “phán xét, trừng phạt, hay truất phế” một đức giáo hoàng
Thánh Robertô Bellarminô, De Romano Pontifice, chương 30
Một giáo hoàng là một kẻ lạc giáo công khai bị truất phế, “phán xét và trừng phạt”
Thánh Robertô Bellarminô không phải là một thằng ngốc cũng không mâu thuẫn với chính mình. Ông là một Thánh Tiến sĩ Hội Thánh, và biết chính xác những gì ông đang cố gắng truyền đạt. Do đó, rõ ràng ông không đang nói về một giáo hoàng lạc giáo công khai trong chương 29, mà là một giáo hoàng thực sự là tấm gương xấu, người không phải là một kẻ lạc giáo công khai. Bối cảnh của chương xác nhận điều này vượt ra ngoài bất kỳ nghi ngờ nào.
Chương 29 liên quan gồm việc Thánh Robert bác bỏ dài hơi chín lập luận ủng hộ quan điểm rằng đức giáo hoàng phải chịu quyền lực thế tục (hoàng đế, vua, v.v.) và một công đồng đại chúng (lạc giáo chủ nghĩa thượng hội đồng). Trong thời Trung cổ, lạc thuyết chủ nghĩa thượng hội đồng (bắt một giáo hoàng vâng phục công đồng đại chúng) trở thành một vấn đề lớn. Mâu thuẫn với lạc thuyết này, Thánh Robertô Bellarminô nói rằng trong khi một người Công Giáo có thể chống lại một giáo hoàng tồi, họ không thể phế truất ông, ngay cả khi Giáo Hoàng đưa ra ví dụ xấu, làm xáo trộn nhà nước hoặc giết chết linh hồn bằng hành động của mình. Ông đang nói về một giáo hoàng tồi tệ, người không phải là một kẻ lạc giáo công khai; vì ông nói về phản ứng thích hợp với một kẻ lạc giáo công khai trong chương tiếp theo! Sự việc khá đơn giản. Ông nói rằng một kẻ lạc giáo công khai không được xem là giáo hoàng trong chương tiếp theo!
Với suy nghĩ này, kháng bác được đưa ra từ Thánh Bellarminô chống lại thuyết trống toà bị bác bỏ. Ông không nói về một kẻ lạc giáo công khai trong chương 29, mà là một giáo hoàng thực sự hành động không phù hợp; vì ông giải thích rằng một giáo hoàng lạc giáo rõ ràng bị phế truất, phán xét và trừng phạt trong chương 30. Việc các tác giả “Công Giáo” bỏ quên trích dẫn lần này đến lần khác đoạn văn trong chương 29, mà không bao giờ đưa ra tuyên bố của Thánh Robertô về các giáo hoàng lạc giáo công khai trong chương 30 là một tội trọng. Trong số những người như vậy, chúng tôi bao gồm những người viết cho một số ấn phẩm “truyền thống” phổ biến hơn. Những tác giả này che dấu giáo huấn của Thánh Robertô trong chương 30, cùng với tất cả những vị thánh, giáo hoàng và nhà giáo luật khác dạy rằng một giáo hoàng lạc giáo công khai sẽ mất chức vụ, bởi vì họ muốn lừa độc giả của họ nghĩ rằng Thánh Robertô lên án thuyết trống toà, trong khi thực tế là ông và tất cả các Giáo Phụ thời xưa ủng hộ sự thật rằng một lạc giáo đồ công khai không phải là một giáo hoàng.
Trở về Trả lời các Kháng bác về Thuyết Trống Toà.
Chú thích:
[1] St. Robert Bellarmine, De Romano Pontifice, II, 30.
[2] St. Robert Bellarmine, De Romano Pontifice, II, 30.
Bài Viết Liên Quan